Trẻ tự kỷ thường rất nhạy cảm với các yếu tố tác động như âm thanh, ánh sáng, tác động xúc giác (đụng chạm cơ thể),…vv. Trẻ tự kỷ cũng rất dễ mất bình tĩnh khi đối mặt với những thay đổi, những điều trẻ cảm thấy xa lạ hay khó chịu từ các đồ vật, con người và hoạt động thường ngày. Những cảm xúc tiêu cực có thể khiến trẻ tự kỷ càng khó kiểm soát hành vi, suy nghĩ hơn nữa, chúng có thể sẽ trở nên kích động, la hét, đập phá, gây nguy hiểm cho chính mình và người xung quanh.
Trẻ tự kỷ thường rất nhạy cảm với các yếu tố tác động như âm thanh, ánh sáng, tác động xúc giác (đụng chạm cơ thể),…vv. Trẻ tự kỷ cũng rất dễ mất bình tĩnh khi đối mặt với những thay đổi, những điều trẻ cảm thấy xa lạ hay khó chịu từ các đồ vật, con người và hoạt động thường ngày. Những cảm xúc tiêu cực có thể khiến trẻ tự kỷ càng khó kiểm soát hành vi, suy nghĩ hơn nữa, chúng có thể sẽ trở nên kích động, la hét, đập phá, gây nguy hiểm cho chính mình và người xung quanh. Do vậy, khi chăm sóc trẻ tự kỷ ngoài việc liên tục tạo ra môi trường khiến trẻ cảm thấy yên tâm, thoải mái cũng cần dự phòng những trường hợp bất ngờ khi trẻ mất bình tĩnh. Dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích mà cha mẹ có thể tham khảo:
Khi trẻ đang bình thường mà dần trở nên thu mình hay có biểu hiện giận dữ, điều đó cho thấy có một nhân tố nào đó đang khiến trẻ “không hài lòng”. Cha mẹ cần ngày lập tức tìm hiểu xem thứ đó là gì? Đó có thể là đồ vật/con vật/hiện tượng mà trẻ sợ; một thứ gì đó quen thuộc với trẻ bị thay đổi; nguồn âm thanh/ánh sáng nào đó khiến trẻ bức bối; thậm chí đó có thể là do một người nào đó mà trẻ không thích;…vv. Khi tìm ra nguyên nhân rồi, mọi thứ sẽ ngay lập tức dược giải quyết. Trẻ cần được cách li khỏi tác nhân đó càng sớm càng tốt trước khi mọi thứ khó kiểm soát hơn.
Cha mẹ cần có một danh sách ghi lại những thứ mà con không thích. Một danh sách những nỗi sợ (trẻ tự kỷ thường có những nỗi sợ với những thứ mà gần như không đứa trẻ bình thường nào sợ hãi). Để giám tránh khả năng xuất hiện của tác nhân kích thích đó trong phạm vi sinh hoạt của trẻ.
Cha mẹ có thể xoa dịu trẻ tự kỷ khi chúng mất bình tĩnh bằng cách “đánh lạc hướng” sự chú ý của chúng. Làm chúng phân tâm, giảm sự tập trung về phía nguồn gây lo lắng bằng cách đưa cho chúng những thứ chúng yêu thích nhất (món đồ chơi, quyển sách, món ăn, mở nhạc, các chương trình TV…).
Lúc này, trẻ rất cần một người mình cảm thấy tin tưởng ở bên cạnh, cha hoặc mẹ - người gần gũi với trẻ nhất nên ôm lấy trẻ, vỗ về và hỏi han chuyện gì đã xảy ra? Và nhanh chóng động viên đứa trẻ bằng những lời nói khẳng định, khiến trẻ yên tâm. Chẳng hạn, “Không sao hết”, “Mọi thứ ổn rồi!”, “Không còn thứ khiến con khó chịu ở đó nữa.”, …vv. Đừng quên hỏi xem trẻ đang cam thấy như thế nào để tiếp tục động viên trẻ, xoa dịu tinh thần trẻ.
Việc dùng lời nói để xoa dịu nghe có vẻ thật kém hiệu quả vì lúc mất bình tĩnh, chẳng đứa trẻ nào muốn lắng nghe cả. Tuy nhiên, đó là cách cần thiết nhất phải làm trong mọi trường hợp, vì đứa trẻ tự kỷ vẫn có đầy đủ năng lực nghe – hiểu vấn đề, lời động viên từ người thân có thể tác động trực tiếp đến nhận thức của trẻ. Thêm một lưu ý nữa, đó là thông thường một số người kém tế nhị có thể cáu bực với đứa trẻ tự kỷ vì những điều chúng sợ thật “ngớ ngẩn”, và có những lời chê bai, giọng điệu tiêu cực với trẻ, khiến tình trạng của đứa trẻ tự kỷ thêm tồi tệ hơn. Vậy nên cần hết sức lưu ý về khả năng tác động của lời nói, giọng điệu khi xoa dịu trẻ tự kỷ mất bình tĩnh.
Khi có sự xuất hiện của một thứ gì đó khiến trẻ tự kỷ cảm thấy không thoải mái tại nơi quen thuộc với trẻ, nơi đó có thể bị mặc định bị trẻ cho rằng “kém an toàn” và chúng càng kích động hơn nếu tiếp tục ở đó. Ngay lúc này, hãy đưa trẻ đến một nơi khác yên tĩnh hơn, để trẻ dần bình tâm lại.
Nếu không có nhiều không gian yên tĩnh trong gia đình, cha mẹ có thể tạo ra một không gian hẹp đủ khiến trẻ cảm thấy an toàn như: ôm chặt lấy trẻ, quấn trẻ trong chăn,…
Cách tốt nhất để hạn chế những cơn nổi giận về sau của trẻ là giúp trẻ cại thiện nỗi sợ hiện tại. Nếu nguyên nhân của cơn mất bình tĩnh vừa rồi có thể dễ dàng cải thiện được, hãy ngay lập tức trao đổi với trẻ về nó, về nguyên nhân xảy ra, cho trẻ biết cần làm thế nào để bình tĩnh hơn nhưng lần sau, hoặc giúp trẻ làm quen dần với nhân tố đó để không còn sợ hãi nữa, lưu ý là đừng bao giờ chỉ trích hay tỏ ra thất vọng, hãy luôn lắng nghe và tôn trọng trẻ….vv. Trường hợp những thứ khiến trẻ quá kích động và gây ra căng thằng một cách không bình thường, hãy nhờ tư vấn từ bác sĩ.
☘☘Tại trường tự kỷ Hải Phòng - Học viện giáo dục hòa nhập Edison, mỗi nhu cầu đặc biệt của bé đều được đáp ứng và sự phát triển toàn diện là điều chắc chắn.
Xem thêm:
Hội chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ
Mô hình giáo dục chuyên biệt cho trẻ tự kỷ
Nguyên tắc căn bản khi dạy trẻ học nói
Lời khuyên cho cha me có con bị rối loạn
Mô hình giáo dục chuyên biệt cho trẻ tự kỷ
-------------------------------------------------------------------------------
Mọi thông tin cũng như thắc mắc về chương trình học cho các bé, ba mẹ thể có ttham khảo tại thông tin dưới đây:
Trường tự kỷ Hải Phòng - Học viện giáo dục hòa nhập Edison ( https://edison.hoanhap.edu.vn/ )
Address: 196/143 Trường Chinh, Quán Ngữ, Kiến An, Hải Phòng, Vietnam
Phone: 022 536 1111 - 0833 319 119
Email: info@edison.hoanhap.edu.vn
Website: https://edison.hoanhap.edu.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/Edison.HoaNhap.edu.vn/
Với một đứa trẻ bị tăng động giảm chú ý, việc học tập không phải là dễ dàng vì chúng rất khó để ngồi yên hay tập trung nghe giảng. Chưa kể, tại lớp học, trẻ có rất nhiều giờ luyện tập các kỹ năng. Sau giờ học đôi khi có thêm bài tập về nhà,… tất cả chỉ khiến một ngày của đứa trẻ trở nên tồi tệ hơn mà thôi.
Giai đoạn trẻ bước vào độ tuổi đi học là giai đoạn khó khăn nhất với bất kỳ đứa trẻ nào. Lúc này, trẻ dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động bên ngoài gia đình, có nhiều mối quan tâm hơn, nhiều người cần tương tác hơn,…vv. Với một đứa trẻ tự kỷ, việc này là không hề dễ dàng, do hạn chế của chúng trong giao tiếp xã hội, nguy cơ lo lắng thái quá và stress trẻ gặp phải khá cao, ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt bình thường của trẻ.
những người khiếm thính, khiếm thị, mắc các khuyết tật cơ thể hoặc thua kém về trí tuệ,…vv. Khi giao tiếp với họ cần tránh làm tổn thương, hay không được có ý xúc phạm, cần luôn thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đúng mực. Đặc biệt là với trẻ em bị các khiếm khuyết, chúng có thể rất nhạy cảm. Để có được những cuộc giao tiếp hiệu quả với những đứa trẻ đặc biệt, cần lưu ý một số điểm sau đây:
Dù áp dụng phương pháp nào, thì cũng cần theo dõi, đánh giá đều đặn. Việc chữa trị cho trẻ giống như thực hiện một kế hoạch, cần có chiến lược rõ ràng, thời gian để thực hiện và định kỳ đo lường kết quả để điều chỉnh. Việc chữa trị là một quá trình dài và nhiều khó khăn, cần sự nỗ lực từ cả phía trẻ mắc bệnh lẫn cha mẹ/người chăm sóc. Hãy kiên trì với việc điều trị dù kết quả có thể đến chậm.
người ta có thể thiết kế các phương pháp trị liệu bằng tác động đến não bộ của trẻ để cải thiện tình trạng tăng động và giảm chú ý. Một trong số đó là thiết lập chế độ ăn giúp cơ thể sản sinh ổn định lượng Dopamine cần thiết – phương pháp này có tác động tích cực đến việc cải thiện khả năng tập trung cho trẻ tăng động giảm chú ý:
Bài viết này muốn giới thiệu đến bạn, một phương pháp tưởng chừng “vô lý”, “không thể”, nhưng đã được các nhà khoa học Úc chứng minh là mang lại lợi ích tốt cho tình trạng của trẻ tự kỷ. Và phương pháp đó là: Cho trẻ tự kỷ chơi với thú cưng.
Việc chuẩn đoán tự kỷ nên được thực hiện bởi các sĩ chuyên khoa, thông qua một loạt các hoạt động, các quan sát và các bài kiểm tra được thiết kế dành riêng để thăm dò và chuẩn đoán có độ chính xác cao. Đồng thời, cũng dựa trên thông tin về triệu chứng được cung cấp bởi cha mẹ/ người chăm sóc trẻ để có kết luận chính xác nhất
Vậy, “Hiếu động” và “Tăng động” khác nhau như thế nào? Làm thế nào để nhận biết con đang hiếu động hay bị tăng động giảm chú ý?
Tăng động giảm chú ý hay Attention Deficit Hyperactivity Disorder (ADHD) là một chứng rối loạn tâm lý rất thường gặp ở trẻ em. Tỉ lệ trẻ mắc phải là 3-6%. Biểu hiện bất thường của tăng động giảm chú ý chỉ được nhận thấy rõ rệt nhất vào giai đoạn trẻ từ 4-7 tuổi, giai đoạn trẻ đến trường.
Hội chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ tại Việt Nam không có gì là quá xa lạ với xã hội. Số trẻ mắc phải hội chứng này đang ngày một gia tăng và có nguy cơ trở thành một “căn bệnh thế kỷ” phổ biến trong cộng đồng. Thế nhưng nhận thức của mọi người về hội chứng này vẫn còn chưa sâu sắc, thậm chí hời hợt. Các định kiến xã hội cùng các nhìn nhận không chính xác về tự kỷ đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các bậc cha mẹ và chính đứa trẻ trong nỗ lực hòa nhập với cộng đồng.
Tăng động giảm chú ý được xếp vào nhóm hội chứng rối loạn phát triển lan tỏa ở trẻ. Nghĩa là trẻ bị suy giảm một chức năng nào đó, dẫn đến suy giảm các chức năng khác của cơ thể.
Thông thường trẻ đã mắc phải chứng bệnh này rất lâu rồi mới được phát hiện ở độ tuổi đến trường, gây rất nhiều khó khăn cho trẻ, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển bình thường của trẻ.
Để nuôi dạy một đứa trẻ bình thường, cha mẹ đã tốn không ít công sức, và nếu đứa trẻ đó còn là một đứa trẻ đặc biệt, thì việc này càng khó khăn và nhiều thử thách hơn. Chẳng ai muốn con khi sinh ra gặp phải các vấn đề về sức khỏe hay tâm lý cả, nhưng nếu trường hợp này xảy ra thì sao? Cha mẹ sẽ phải làm gì khi biết con là một đứa trẻ đặc biệt – con là một đứa trẻ tự kỷ?
Tự kỷ là một hội chứng rối lọan phát triển lan tỏa phức tạp của hệ thần kinh, não bộ thường gặp phải ở trẻ dưới 3 tuổi.
ABA phân chia các nhiệm vụ thành nhiều nhiệm vụ nhỏ hơn với rất nhiều các hoạt động, sau đó dạy đứa trẻ và giúp chúng hoàn thành các nhiệm vụ này đến khi ghi nhận được một hành động tốt. Kỹ thuật này nhằm mục đích củng cố hành vi cho trẻ tự kỷ - nghĩa là khuyến khích các hành vi tốt cần phát huy của trẻ, khuyến khích chúng tương tác giao tiếp và loại bỏ dần các hành vi không phù hợp ngăn cản trẻ hòa nhập. Được áp dụng trong việc dạy kỹ năng, dạy tương tác cho trẻ tự kỷ.
bạn tuyệt đối không nên quy chụp trí tuệ của trẻ tự kỷ, hay có thái độ xem thường, miệt thị chúng. Chúng có thể rất thông minh, chẳng hạn như những đứa trẻ bị hội chứng Asperger – một dạng tự kỷ thông thái - chỉ là không biết cách thể hiện mình thôi.
Theo một số nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, người mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) có nguy cơ phát triển sớm chứng bệnh Parkinson gấp hai lần so với người bình thường.
Hiện vẫn chưa có các nghiên cứu hay kết luận chính xác về tác dụng phụ của thuốc trong điều trị chứng Tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ. Tuy nhiên, trước các lợi ích và rủi ro thấy rõ từ việc dùng thuốc, cha mẹ nên cân nhắc quyết định nên hay không nên, hoặc có thể sử dụng kết hợp để có thể đạt được kết quả mong muốn, giảm thiểu được rủi ro sử dụng thuốc.
Trên đây là một số những người nổi tiếng từng bị chuấn đoán là tăng động giảm chú ý (ADD/ADHD), không quan trọng là tình trạng bệnh của họ thế nào, mà là, họ đã nỗ lực vượt qua chính mình ra sao. Họ là những tấm gương về sự nỗ lực vô hạn, vượt qua được khó khăn của bản thân để đạt được những thành tựu đáng ngưỡng mộ.