Bài viết này muốn giới thiệu đến bạn, một phương pháp tưởng chừng “vô lý”, “không thể”, nhưng đã được các nhà khoa học Úc chứng minh là mang lại lợi ích tốt cho tình trạng của trẻ tự kỷ. Và phương pháp đó là: Cho trẻ tự kỷ chơi với thú cưng.
Tự kỷ là một hội chứng rối loạn phát triển khá phổ biến hiện nay, có thể sớm phát hiện các triệu chứng ở trẻ khi trẻ lên ba. Hội chứng này mang lại một số khó khăn không mong muốn cho đứa trẻ mắc phải, và có thể kéo dài triệu chứng đến cả khi trưởng thành như: kỹ năng xã hội suy giảm, giao tiếp - tương tác xã hội kém,… Khiến trẻ khó hòa nhập, thu mình, bị cô lập, bị bắt nạt,…vv.
Do đó, việc giúp trẻ tự kỷ hoàn thiện các kỹ năng xã hội và hòa nhập cộng đồng luôn là ưu tiên hàng đầu khi can thiệp/ trị liệu cho trẻ tự kỷ, đến nay, có rất nhiều biện pháp được đưa ra bới chuyên gia. Bài viết này muốn giới thiệu đến bạn, một phương pháp tưởng chừng “vô lý”, “không thể”, nhưng đã được các nhà khoa học Úc chứng minh là mang lại lợi ích tốt cho tình trạng của trẻ tự kỷ. Và phương pháp đó là: Cho trẻ tự kỷ chơi với thú cưng.
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng khi tiếp xúc với thú cưng giúp ta giảm căng thẳng đáng kể, và lợi ích này cũng xảy ra với trẻ tự kỷ. Một số loài thú cưng thông minh có thể nhận biết được tình cảm của chủ nhân, chúng có thể thể hiện sự trung thành, tình cảm của mình dành cho người chủ thông qua cử chỉ âu yếm như: liếm mặt, vẫy đuôi, chạy vòng quanh, ngồi vào lòng người chăm sóc chúng,…vv. Và những cử chỉ dễ thương này mang lại sự thoải mái, xoa dịu căng thẳng cho người nuôi chúng.
Đối với trẻ tự kỷ, điều này có thể giúp chúng cảm thấy an toàn và giảm mức độ căng thẳng đáng kể. Đối với trẻ tự kỷ, cảm giác luôn bị quá tải bới mọi thứ xung quanh khiến chúng dễ rơi vào hoảng loạn. Khi gia đình trẻ có thú cưng, người bạn nhỏ này có thể dần làm quen với trẻ tự kỷ, quấn quýt bên chúng, và những cử chỉ âu yếm của thú cưng khiến trẻ tự kỷ cảm thấy quen thuộc, gần gũi và yên tâm hơn.
Tổ chức phi chính phủ Cannan Companions For Independence (CCI), đã nhiều năm tổ chức các chương trình huấn luyện các chú chó nhằm giúp đỡ trẻ em tự kỷ trong nhiều tình huống khác nhau. Và kết quả mang lại rất tốt. Cụ thể, những chú chó sau khi được huấn luyện có thể giúp chủ nhân của nó bằng cách chơi đùa, chúng rất nghe lời, thông minh và nhạy bén. Bên cạnh đó, chúng có thể giữ an toàn cho đứa trẻ khi nhà không có ai, dẫn đường cho trẻ và cảnh báo nguy hiểm. Một số chú chó được đào tạo đặc biệt có thể giúp trẻ tự kỷ trong các lớp học.
Đây là một trong số những lợi ích đáng mong đợi nhất mà thú cưng mang lại cho những gia đình có con bị chứng tự kỷ. Để chứng minh lợi ích này, các nhà khoa học Úc đã từng làm các nghiên cữu và theo dõi hành vi của trẻ tự kỷ khi cho chúng chơi với các loài động vật nhỏ và đồ chơi. Kết quả thú vị là trẻ tự kỷ có những biểu hiện tích cực khi chơi với thú cưng. Cụ thể, khi ở trong căn phòng một mình với các chú chuột, trẻ thường chọn chơi với lũ chuột bằng cách nói chuyện, mỉm cười, thậm chí là ôm ấp, trẻ cảm thấy vui vẻ và thư giãn hơn.
Điều này cho thấy rằng, các loài thú cưng đặc biệt hữu ích khi là người bạn bên cạnh trẻ tự kỷ, giúp đứa trẻ cảm thấy ít căng thẳng hơn, cởi mở giao tiếp hơn. Giúp cải thiện các hành vi và năng lực giao tiếp hàng ngày của trẻ tự kỷ. Trẻ sẽ thấy tự tin hơn và dễ đón nhận cơ hội hòa nhập xã hội hơn. Tuy nhiên, những lợi ích đặc biệt này có thể không thấy ngay lập tức vì cần có thời gian để trẻ và thú cưng “kết bạn”, nhưng kết quả sau đó mang lại có thể sẽ rất bất ngờ lớn với cả cha mẹ lẫn đứa trẻ.
Nhắc đến thú cưng, có lẽ không ai thấy xa lạ gì, vì thú cưng là những vật nuôi đã được con người thuần hóa và chăm sóc như người bạn hàng nghìn năm nay. Chúng vô cùng gắn bó và thân thiết với con người. Ngoài các lợi ích bản năng như săn bắn, dẫn đường, tiêu diệt các loài thiên địch, bảo vệ con người, giải trí,… chúng còn có lợi ích đặc biệt là giúp đỡ nhứng đứa trẻ tự kỷ như bảo vệ, giảm căng thẳng, giúp trẻ cải thiện các khả năng xã hội. Điều này càng khiến chúng ta thêm quý mến yêu thương và trân trọng những người bạn động vật nhỏ dễ thương xung quanh mình hơn.
☘☘Tại trường tự kỷ Hải Phòng - Học viện giáo dục hòa nhập Edison, mỗi nhu cầu đặc biệt của bé đều được đáp ứng và sự phát triển toàn diện là điều chắc chắn.
Nguồn: Steps Special School Trường tự kỷ Edison Hải Phòng
Tham khảo:
Mô hình giáo dục chuyên biệt cho trẻ tự kỷ
Nguyên tắc căn bản khi dạy trẻ học nói
Lời khuyên cho cha me có con bị rối loạn
Mô hình giáo dục chuyên biệt cho trẻ tự kỷ
-------------------------------------------------------------------------------
Mọi thông tin cũng như thắc mắc về chương trình học cho các bé, ba mẹ thể có ttham khảo tại thông tin dưới đây:
Học viện giáo dục hòa nhập Edison ( https://edison.hoanhap.edu.vn/ )
Address: 196/143 Trường Chinh, Quán Ngữ, Kiến An, Hải Phòng, Vietnam
Phone: 022 536 1111 - 0833 319 119
Email: info@edison.hoanhap.edu.vn
Website: https://edison.hoanhap.edu.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/Edison.HoaNhap.edu.vn/
Với một đứa trẻ bị tăng động giảm chú ý, việc học tập không phải là dễ dàng vì chúng rất khó để ngồi yên hay tập trung nghe giảng. Chưa kể, tại lớp học, trẻ có rất nhiều giờ luyện tập các kỹ năng. Sau giờ học đôi khi có thêm bài tập về nhà,… tất cả chỉ khiến một ngày của đứa trẻ trở nên tồi tệ hơn mà thôi.
Giai đoạn trẻ bước vào độ tuổi đi học là giai đoạn khó khăn nhất với bất kỳ đứa trẻ nào. Lúc này, trẻ dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động bên ngoài gia đình, có nhiều mối quan tâm hơn, nhiều người cần tương tác hơn,…vv. Với một đứa trẻ tự kỷ, việc này là không hề dễ dàng, do hạn chế của chúng trong giao tiếp xã hội, nguy cơ lo lắng thái quá và stress trẻ gặp phải khá cao, ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt bình thường của trẻ.
Trẻ tự kỷ thường rất nhạy cảm với các yếu tố tác động như âm thanh, ánh sáng, tác động xúc giác (đụng chạm cơ thể),…vv. Trẻ tự kỷ cũng rất dễ mất bình tĩnh khi đối mặt với những thay đổi, những điều trẻ cảm thấy xa lạ hay khó chịu từ các đồ vật, con người và hoạt động thường ngày. Những cảm xúc tiêu cực có thể khiến trẻ tự kỷ càng khó kiểm soát hành vi, suy nghĩ hơn nữa, chúng có thể sẽ trở nên kích động, la hét, đập phá, gây nguy hiểm cho chính mình và người xung quanh.
những người khiếm thính, khiếm thị, mắc các khuyết tật cơ thể hoặc thua kém về trí tuệ,…vv. Khi giao tiếp với họ cần tránh làm tổn thương, hay không được có ý xúc phạm, cần luôn thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đúng mực. Đặc biệt là với trẻ em bị các khiếm khuyết, chúng có thể rất nhạy cảm. Để có được những cuộc giao tiếp hiệu quả với những đứa trẻ đặc biệt, cần lưu ý một số điểm sau đây:
Dù áp dụng phương pháp nào, thì cũng cần theo dõi, đánh giá đều đặn. Việc chữa trị cho trẻ giống như thực hiện một kế hoạch, cần có chiến lược rõ ràng, thời gian để thực hiện và định kỳ đo lường kết quả để điều chỉnh. Việc chữa trị là một quá trình dài và nhiều khó khăn, cần sự nỗ lực từ cả phía trẻ mắc bệnh lẫn cha mẹ/người chăm sóc. Hãy kiên trì với việc điều trị dù kết quả có thể đến chậm.
người ta có thể thiết kế các phương pháp trị liệu bằng tác động đến não bộ của trẻ để cải thiện tình trạng tăng động và giảm chú ý. Một trong số đó là thiết lập chế độ ăn giúp cơ thể sản sinh ổn định lượng Dopamine cần thiết – phương pháp này có tác động tích cực đến việc cải thiện khả năng tập trung cho trẻ tăng động giảm chú ý:
Việc chuẩn đoán tự kỷ nên được thực hiện bởi các sĩ chuyên khoa, thông qua một loạt các hoạt động, các quan sát và các bài kiểm tra được thiết kế dành riêng để thăm dò và chuẩn đoán có độ chính xác cao. Đồng thời, cũng dựa trên thông tin về triệu chứng được cung cấp bởi cha mẹ/ người chăm sóc trẻ để có kết luận chính xác nhất
Vậy, “Hiếu động” và “Tăng động” khác nhau như thế nào? Làm thế nào để nhận biết con đang hiếu động hay bị tăng động giảm chú ý?
Tăng động giảm chú ý hay Attention Deficit Hyperactivity Disorder (ADHD) là một chứng rối loạn tâm lý rất thường gặp ở trẻ em. Tỉ lệ trẻ mắc phải là 3-6%. Biểu hiện bất thường của tăng động giảm chú ý chỉ được nhận thấy rõ rệt nhất vào giai đoạn trẻ từ 4-7 tuổi, giai đoạn trẻ đến trường.
Hội chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ tại Việt Nam không có gì là quá xa lạ với xã hội. Số trẻ mắc phải hội chứng này đang ngày một gia tăng và có nguy cơ trở thành một “căn bệnh thế kỷ” phổ biến trong cộng đồng. Thế nhưng nhận thức của mọi người về hội chứng này vẫn còn chưa sâu sắc, thậm chí hời hợt. Các định kiến xã hội cùng các nhìn nhận không chính xác về tự kỷ đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các bậc cha mẹ và chính đứa trẻ trong nỗ lực hòa nhập với cộng đồng.
Tăng động giảm chú ý được xếp vào nhóm hội chứng rối loạn phát triển lan tỏa ở trẻ. Nghĩa là trẻ bị suy giảm một chức năng nào đó, dẫn đến suy giảm các chức năng khác của cơ thể.
Thông thường trẻ đã mắc phải chứng bệnh này rất lâu rồi mới được phát hiện ở độ tuổi đến trường, gây rất nhiều khó khăn cho trẻ, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển bình thường của trẻ.
Để nuôi dạy một đứa trẻ bình thường, cha mẹ đã tốn không ít công sức, và nếu đứa trẻ đó còn là một đứa trẻ đặc biệt, thì việc này càng khó khăn và nhiều thử thách hơn. Chẳng ai muốn con khi sinh ra gặp phải các vấn đề về sức khỏe hay tâm lý cả, nhưng nếu trường hợp này xảy ra thì sao? Cha mẹ sẽ phải làm gì khi biết con là một đứa trẻ đặc biệt – con là một đứa trẻ tự kỷ?
Tự kỷ là một hội chứng rối lọan phát triển lan tỏa phức tạp của hệ thần kinh, não bộ thường gặp phải ở trẻ dưới 3 tuổi.
ABA phân chia các nhiệm vụ thành nhiều nhiệm vụ nhỏ hơn với rất nhiều các hoạt động, sau đó dạy đứa trẻ và giúp chúng hoàn thành các nhiệm vụ này đến khi ghi nhận được một hành động tốt. Kỹ thuật này nhằm mục đích củng cố hành vi cho trẻ tự kỷ - nghĩa là khuyến khích các hành vi tốt cần phát huy của trẻ, khuyến khích chúng tương tác giao tiếp và loại bỏ dần các hành vi không phù hợp ngăn cản trẻ hòa nhập. Được áp dụng trong việc dạy kỹ năng, dạy tương tác cho trẻ tự kỷ.
bạn tuyệt đối không nên quy chụp trí tuệ của trẻ tự kỷ, hay có thái độ xem thường, miệt thị chúng. Chúng có thể rất thông minh, chẳng hạn như những đứa trẻ bị hội chứng Asperger – một dạng tự kỷ thông thái - chỉ là không biết cách thể hiện mình thôi.
Theo một số nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, người mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) có nguy cơ phát triển sớm chứng bệnh Parkinson gấp hai lần so với người bình thường.
Hiện vẫn chưa có các nghiên cứu hay kết luận chính xác về tác dụng phụ của thuốc trong điều trị chứng Tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ. Tuy nhiên, trước các lợi ích và rủi ro thấy rõ từ việc dùng thuốc, cha mẹ nên cân nhắc quyết định nên hay không nên, hoặc có thể sử dụng kết hợp để có thể đạt được kết quả mong muốn, giảm thiểu được rủi ro sử dụng thuốc.
Trên đây là một số những người nổi tiếng từng bị chuấn đoán là tăng động giảm chú ý (ADD/ADHD), không quan trọng là tình trạng bệnh của họ thế nào, mà là, họ đã nỗ lực vượt qua chính mình ra sao. Họ là những tấm gương về sự nỗ lực vô hạn, vượt qua được khó khăn của bản thân để đạt được những thành tựu đáng ngưỡng mộ.